Bắc Kim Thang là gì? Ý nghĩa ghê rợn thật sự của bài hát Bắc Kim Thang ở Việt Nam

bắc kim thang

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”mulled_wine”]Sự tích Bắc Kim Thang và ý nghĩa của bài hát này là gì?

Tất cả sẽ có trong bài viết này.

Đón đọc bên dưới nhé.[/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

Bắc Kim Thang có nghĩa là gì?

Bắc Kim Thang có 2 ý nghĩa.

Một là tên bài hát dân gian Việt Nam, được ca sĩ bé Xuân Mai trình bày vào năm 2015. Đây là một bài hát rất nổi tiếng được lưu truyền qua các thế hệ trong gia đình.

Hai, Bắc Kim Thang còn có nghĩa là bộ phim Kinh Dị cùng tên được sản xuất vào 31/1/2020, nói về sự phân biệt “Trọng nam khinh nữ” trong xã hội Việt Nam và các nước Đông Nám Á.

Ý nghĩa của bài hát Bắc Kim Thang

Bài hát Bắc Kim Thang được các trẻ em biết đến qua lời hát ru từ người lớn trong gia đình. Với ca từ dễ nhớ, bọn trẻ con đã lớn lên và xem bài hát như một phần tuổi thơ không thể thiếu. Thế nhưng chúng ta đã hiểu hết về ý nghĩa sâu xa của các câu hát đơn giản nhưng vui nhộn này chưa?

“Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Cột qua kèo, là kèo qua cột

Chú bán dầu qua cầu mà té

Chú bán ếch ở lại làm chi?

Con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te…”

Ý nghĩa tích cực: trò chơi dân gian Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ được biết đến bởi các trò chơi dân gian quen thuộc

Bài hát còn được biết đến với tên gọi “Bắt Kim Than” (nghĩa là bắt con ngựa màu đen). Bọn trẻ con nông thôn thường bày trò chơi với nhau mỗi lúc rãnh rỗi, vừa chơi vừa hát nghêu ngao trò khoèo chân. Tụi nhỏ thường rủ nhau từ 4 đến 5 đứa để cùng chơi trò này. Chúng nắm tay lại với nhau, bung ra thành vòng tròn, chân trái trụ vững, chân phải duỗi thẳng và gác lên chỗ tay của hai người đối diện đang nắm chặt. Tụi trẻ con vừa hát vừa xoay vòng, nghiêng người sao cho ai rớt chân xuống trước sẽ thành kẻ thua cuộc. Tùy vào độ sáng tạo, chúng có thể “nâng cấp” trò chơi thành các kiểu khác nhau nhưng nguyên bản vẫn là trò khoèo chân và chơi càng đông càng vui.

Ý nghĩa kinh dị: Sự thật rùng rợn

Qua nhiều biến thể, bài đồng dao được truyền miệng nhau theo hơi hướng “cổ tích creepy” như thế này:

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, tại một cù lao nhỏ ven sông, có hai anh bạn chơi với nhau rất thân. Một anh làm nghề bắt ếch về đêm, còn một anh làm nghề bán dầu (loại dầu lửa dùng để thắp đèn lúc bấy giờ) lúc rạng sáng. Hai người họ sống tách biệt với nhà của dân làng nên họ chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống tình nghĩa như anh em. Hằng ngày, họ phải đi qua một cây cầu khỉ – loại cầu nhỏ với hình dáng mộc mạc, sơ sài bắt qua sông để đến khu họp chợ làng. Vì hoàn cảnh nghèo giống nhau, lại ít người thân nên họ nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau hơn cả anh em một nhà. Một hôm, mẹ anh bán ếch do không đủ tiền thuốc thang, bệnh tình trở nặng qua đời. Anh bán dầu đã không hề quản ngại, tính toán liền phụ tiền ma chay để lo đám tang cho mẹ anh bán ếch. Anh bán ếch cảm kích tấm chân tình này nên tình bạn của họ ngày một thắm thiết hơn.

“Cà, lang, bí rợ” là ba loại củ, quả có cùng họ dây leo. Ở miền Tây Nam Bộ, người dân thường sử dụng những giàn cột làm từ thanh tre dài, bắt chéo vào nhau để tạo thành một tam giác cân, từ “kim” trong “bắc kim thang” chính là ám chỉ giàn cột này để quả cà, khoai lang, bí rợ sinh sôi phát triển. Còn “Cột qua kèo là kèo qua cột” chính là muốn nói đến tình cảm giữa hai anh chàng bán ếch và bán dầu này, bền chặt như keo sơn, quấn quít và gắn bó với nhau như anh em một nhà.

Đã ai hiểu đúng nghĩa của “Bắc Kim Thang” trong lời bài hát?

Vẫn như mọi ngày, anh bán ếch đi làm đêm để kiếm ếch cho phiên chợ buổi sáng, nhưng hôm nay anh phát hiện tiếng kêu thảm thiết từ phía đồng vang lên. Vì tò mò, anh bán ếch liền đi tìm kiếm thì phát hiện bìm bịp và le le bị dính bẫy trên đồng. Hai con vật thấy bóng dáng anh liền ra sức van nài giúp đỡ và hứa sẽ đền đáp ơn này về sau. Vốn bản tính nhân từ, anh bán ếch vội tìm cách để cứu hai con vật đáng thương này ra.

Biến cố bắt đầu từ đây…

Vài ngày sau, như lời hứa cứu mạng lúc trước, hai con bìm bịp và le le tranh nhau đến nhà ân nhân để báo tin về đại họa sắp xảy ra. Chúng nghe được tin từ hai con ma da gần khúc sông hằng ngày hai người thường đi qua, bảo với nhau rằng: sẽ kéo chân cả hai người để thế mạng cho chúng đầu thai thành người. Vì đôi bạn thân thường xuyên đi qua cầu vào lúc trời chạng vạng gần sáng nên đây chính là thời điểm phù hợp nhất để chúng ra tay. Cách duy nhất để thoát khỏi nạn này là trong vòng 7 ngày tới, cả hai đều không được ra ngoài vào lúc trời hửng sáng.

Sau khi nghe được tin, anh bán ếch liền đem chuyện kể với anh bán dầu để bàn với nhau cùng nghỉ ở nhà một tuần vượt qua kiếp nạn. Trớ trêu thay, anh bán dầu lại không tin vào câu chuyện điên rồ và mê tín khiến anh bán ếch vô cùng lo lắng. Bìm bịp và le le liền hiến kế, anh bán ếch cứ viện cớ nhân ngày giỗ mẹ mình mà rủ anh bán dầu ở lại để ăn tiệc. Anh bán ếch cố tình chuốc cho say để bạn mình quá giờ đi bán. Cứ thế, hằng ngày anh bán ếch đều tìm mọi cách, viện mọi lý do nhất quyết không để anh bán dầu ra ngoài vào lúc sáng sớm. Đến ngày cuối cùng trong kì hạn, vì quá mệt mỏi nên anh bán ếch đã ngủ quên, còn bạn mình đã tỉnh từ lúc nào để sửa soạn đồ mang ra chợ bán. Chẳng may lúc đi sang cầu, tụi ma da đã làm phép khiến cây cầu khỉ vốn dĩ chông chênh nay lại thêm trơn trượt, và thế là anh bán dầu sảy chân té nhào xuống sông mà chết. Câu hát “Chú bán dầu qua cầu mà té” cũng chính vì cái ngày định mệnh ấy. Anh bán ếch tỉnh dậy không thấy bạn đâu, biết chắc sự việc chẳng lành lòng đau đớn nhưng không dám ra ngoài do chưa hết hạn của tụi ma da. Đến sáng hôm sau anh mới dám ra khúc sông ấy vớt xác bạn lên: “Chú bán ếch ở lại làm chi?”

Hình ảnh chiếc cầu khỉ – đặc trưng của miền Tây cũng xuất hiện trong bài đồng dao

Thấy ân nhân lòng đau như cắt vì cái chết của bạn, bìm bịp và le le vội vã bay đến cất tiếng kêu ai oán như kèn trống đám ma tiễn đưa linh cữu người bạn xấu số.

“Con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te…”

Hai con vật là chim bìm bịp…
Và le le vì xót thương cho ân nhân nên đã cất tiếng kêu ai oán…

Đó cũng chính là hai trong số những giả thiết về tình tiết và nguồn gốc câu chuyện “Bắc Kim Thang” mà dân gian ta đã truyền tai nhau suốt bao đời qua. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có lời khẳng định hay minh chứng nào cho những câu chuyện trên. Bài hát vẫn được người lớn truyền miệng cho lũ trẻ con trong nhà từ đời này sang đời khác và gây ra không ít hoang mang, thắc mắc về ý nghĩa thật sự của nó.

Còn bạn đã được nghe câu chuyện nào khác về “Bắc Kim Thang” chưa?[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
1
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
son tung mtp

Sơn Tùng M-TP hé lộ sản phẩm mới sắp ra mắt

Next Post
5 bộ anime hack não

Cày nát 5 bộ anime hack não này để tự tin khoe trình độ trên mọi lĩnh vực

Related Posts