Cha đẻ của “Doraemon” và những tác phẩm đen tối, cực dị ít ai biết

truyện

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”mulled_wine”]Tác giả bộ truyện Doraemon ngoài viết cho trẻ em thì ông cũng viết cả truyện tranh cho người lớn và chúng thực sự mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc đó.[/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Fujiko Fujio là bút danh chung của hai họa sĩ Hiroshi FujimotoMotoo Abiko, hai người hợp tác với nhau từ năm 1954 đến năm 1987 rồi tách ra để theo đuổi sự nghiệp riêng, đồng thời đổi bút danh trở thành “Fujiko F. Fujio” đối với Fujimoto và “Fujiko Fujio (A)” đối với Motoo Abiko.

doraemon
Hiroshi Fujimoto (trái) và Motoo Abiko (phải) cùng sáng tác Doraemon dưới bút danh Fujiko Fujio

Hầu hết bạn đọc Việt Nam và thế giới biết đến Fujiko F. Fujio qua các bộ truyện Doraemon hoặc Siêu Nhân Mami và một số tác phẩm khác dành cho trẻ em.

Mặc dù Fujiko Fujio lấy truyện thiếu nhi (Kodomo) làm thể loại chính để đầu tư sáng tác nhưng bên cạnh đó thì hai ông cũng viết những tuyển tập truyện ngắn hoặc one-shot (truyện có 1 tập duy nhất) dành cho người lớn (Seinen) với những kiến thức hàn lâm, truyền tải nhiều triết lý, phản ánh thực trạng xã hội bao gồm cả các yếu tố bạo lực, cảnh nóng,…

Dưới đây là một số đầu truyện 18+ tiêu biểu đáng chú ý của Fujiko F. Fujio:

1. Jibun Kaigi

doraemon

Jibun Kaigi (Cuộc Họp Với Chính Mình hay Gặp Gỡ Chính Mình) được sáng tác năm 1972. Truyện nói về những lựa chọn khó khăn của một chàng trai trẻ đang sống trong cảnh túng quẫn và nghèo vô cùng. Một ngày nọ, cậu bỗng nhiên được thừa kế khối tài sản khổng lồ và trở thành triệu phú.

Tuy nhiên, số tiền này đã mang tai họa đến vì những bản thể trưởng thành trong tương lai cũng quay về để chi phối cậu, bắt cậu phải lựa chọn cách sử dụng tiền theo ý họ. Cuối cùng, sự cố chấp và mâu thuẫn giữa những bản thể của cùng một con người đã dẫn đến một cái kết không có hậu và nhuốm màu chết chóc.

2. Minotaurus no Sara

Minotaurus no Sara (Chiếc Đĩa Của Minotaur, thực ra nên dịch đúng nghĩa là “Món Ăn Của Minotaur”) được sáng tác năm 1969 phản ánh thực trạng xã hội về những nghịch lý trong quan điểm đạo đức của con người. Đây cũng là một truyện 18+ có cảnh khỏa thân được vẽ bằng những đường nét rất cuốn hút.

Cốt truyện nói về một anh chàng nọ đến từ Trái Đất văn minh và hiện đại, anh ta du hành giữa không gian và vô tình đáp xuống hành tinh lạ nơi mà loài bò làm chủ, còn con người là nô lệ bị giết thịt.

truyện

Anh ta phải lòng một cô gái sắp bị lũ bò giết để mở tiệc, vì muốn cứu cô gái này mà nhân vật chính phải khuyên nhủ, thuyết giảng và nài nỉ những vị lãnh đạo bộ tộc bò. Thế nhưng, không một ai lắng nghe và đều cho rằng đó là phong tục, phải hiến tế bằng cách giết.

Bất lực, nhân vật chính bỏ lên phi thuyền và quay về Trái Đất, thế nhưng khi vừa bước lên tàu thì anh đã ngay lập tức nhai ngấu nghiến món bò bít-tết và cho rằng đó là điều hiển nhiên đã đói là phải ăn. Tóm lại, mọi thứ đúng sai cũng chỉ là tương đối, tùy theo quan điểm mỗi người, mỗi nơi thế nào mà thôi. Đây là một truyện rất hay của Fujiko F. Fujio chứa đựng nhiều triết lý trong cuộc sống.

3. Ultra Super Deluxe Man

Ultra Super Deluxe Man (Người Đàn Ông Siêu Siêu Mạnh) được sáng tác năm 1976, thực ra nhân vật chính là ông chú ăn mì tóc xoăn tên là Kuraku này hay gặp trong Doraemon. Trong truyện này, ông ta là một siêu nhân có thân thể bất diệt. Ban đầu Kuraku chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường và có lý tưởng sống vì chính nghĩa cao đẹp.

truyện

Thế nhưng, kể từ khi sở hữu sức mạnh hơn người ông ta đã bắt đầu mất kiểm soát và nhân danh chính nghĩa để làm những việc đồi bại như giết người, chống lại luật pháp, thậm chí gây ra chiến tranh tang tóc, áp bức cưỡng hiếp gái nhà lành.

Cuối cùng, chính những tế bào siêu nhân trong cơ thể Kuraku đã biến đổi quá mức và giết chết ông ta. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói rằng bất kỳ ai sở hữu sức mạnh toàn năng cũng sẽ bị tha hóa vì mất cân bằng giữa người và người, kẻ nào có tham vọng bá quyền cũng sẽ tự hủy hoại mình bằng lòng tham vô đáy.

truyện
Đây là ông chú ăn mì này…

4. Draw of Cambyses

Draw of Cambyses (Cuộc Rút Thăm Của Cambyses) được sáng tác năm 1977. Nội dung truyện dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử khi vua Cambyses xứ Ba Tư dẫn quân đi chinh phạt nhưng đội quân lại bị lạc trong sa mạc và đối mặt với nạn đói hoành hành. Cuối cùng, để sống sót họ đã chọn con đường rút thăm chọn ra một người để hy sinh, biến thành thức ăn của những người khác.

truyện

Nhân vật chính trong truyện là một trong những người lính Ba Tư thuộc đạo quân của Cambyses, anh ta rút phải lá thăm chết chóc và sắp bị giết thịt. Bỏ chạy trong hoảng loạn, người lính này vô tình lọt đến một lỗ hổng không thời gian và đi tới tương lai rất xa của Trái Đất. Vào thời điểm này, chiến tranh đã khiến thế giới trở nên hoang tàn không hề có sự sống, những con người cuối cùng phải trú ẩn trong hầm.

Lúc này, nhân vật chính gặp một cô gái, cũng là người cuối cùng còn sót lại trên thế giới tại thời điểm 230.000 năm sau. Hai người nảy sinh tình cảm nhưng anh ta dần khám phá ra mình cũng đã rơi vào một tình huống chết chóc khi cả hai phải rút thăm để xem ai sẽ được sống để giữ lấy hy vọng cứu loài người khỏi diệt vong, còn ai sẽ phải trở thành món thịt tươi để nuôi sống người còn lại.

5. Tuyển tập Hitoribotchi no Uchū Sensō

Còn được biết đến với cái tên Chiến Tranh Vũ Trụ, Hitoribotchi no Uchū Sensō sáng tác năm 1975, là tuyển tập gồm 17 truyện ngắn khác nhau nhưng lại được lấy tên dựa theo tập truyện đầu tiên. Cứ mỗi tập thì tác giả lại truyền tải một thông điệp ý nghĩa hoặc nói về một quy luật, một hiện tượng nào đó trong xã hội loài người. Đây có thể xem là tuyển tập đặc biệt giá trị của tác giả Fujiko F. Fujio.

Ví dụ trong tập truyện đầu, cậu bé tên Taro vốn là một con người bình thường nhưng được chọn ngẫu nhiên bởi thế lực ngoài hành tinh để chiến đấu với một bản sao vô cảm của mình, nếu cậu thắng thì sẽ cứu được người con gái mình thương yêu cũng như toàn nhân loại.

truyện

Thông qua tập truyện này, tác giả muốn nói đến một sức mạnh bí ẩn mà người Nhật gọi là “sức mạnh bộc phát”. Mỗi con người đều đều ẩn chứa năng lực kỳ diệu, nhưng nó chỉ bộc phát khi phải chiến đấu vì sự được mất.

Mặc dù không có cảnh 18+ như các one-shot, nhưng truyện thuộc tuyển tập Chiến Tranh Vũ Trụ vẫn thuộc kiểu “không đến nỗi qua u buồn nhưng vẫn rất là deep” vì đậm chất ma mị, huyền bí, ẩn chứa triết lý cao siêu khó giải thích nên người đọc tuổi teen khó có thể hiểu được. Do đó, Chiến Tranh Vũ Trụ vẫn xếp vào hàng những tác phẩm dành cho người lớn.

6. Time Patrol Bon

Time Patrol Bon (Đội Tuần Tra Thời Gian) được sáng tác năm 1978, kể về nhân vật chính là Bon – một cậu học sinh bình thường nhưng vô tình gặp Rim trong “Biệt đội du hành thời gian”. Nhiệm vụ của đội đặc nhiệm này là giải cứu những nạn nhân bị án oan trong quá khứ hoặc ngăn cản những kẻ xấu từ tương lai quay về quá khứ để thay đổi lịch sử. Số phận của Bon thay đổi khi cậu gia nhập với biệt đội và thực hiện nhiệm vụ cùng Rim.

truyện

Đội Tuần Tra Thời Gian có nhiều chi tiết đặc biệt liên quan đến các vấn đề tâm linh, triết học, khoa học,… và cũng được coi là chỉ phù hợp với người lớn vì khối lượng kiến thức rất cao siêu, nếu chưa từng trải thì rất khó để hiểu được.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Previous Post

Ăn thử buffet sang chảnh mang tên… KFC tại Nhật Bản

Next Post
bug game

7 bug game kỳ lạ nhưng khó nhận ra trong PUBG Mobile

Related Posts