Có thể bạn chưa biết: Máy tính sử dụng nhiều RAM có hại hay không ?

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”black”]Nỗi lo lớn nhất của người dùng khi sử dụng máy là máy tính đang sử dụng gần hết dung lượng RAM đúng không nào. Nhưng liệu máy sử dụng nhiều dung lượng RAM có phải là điều xấu không, cùng tìm hiểu với EXP.GG qua bài viết này nhé ![/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Đa số chúng ta đều có quan niệm: RAM trống càng nhiều máy chạy càng nhanh. Quan niệm này là sai lầm với các PC hiện đại. Dung lượng RAM để trống là dung lượng RAM bị lãng phí. Đóng nhiều ứng dụng để “giải phóng bộ nhớ” chỉ khiến chúng mất nhiều thời gian hơn để khởi động khi ta cần. Vì cơ chế nén bộ nhớ đã đề cập ở trên đủ thông minh để quản lý bộ nhớ, bạn không cần phải lo lắng khi ứng dụng chiếm nhiều RAM, trừ khi ứng dụng đó ăn nhiều CPU hoặc bạn chỉ có 1GB RAM.

Máy sử dụng nhiều dung lượng RAM chưa hẳn là do máy lag

Đầu tiên, nếu máy tính sử dụng phần lớn dung lượng của RAM nhưng không có hiện tượng giật, lag thì đây là dấu hiệu cho thấy máy đang hoạt động hết công suất, không có bất kỳ thanh RAM nào bị lãng phí cả. Bạn không cần quá lo lắng cho dù trong Task Manager báo rằng máy đang sử dụng hơn 90% RAM nhé.

RAM

Tuy nhiên, không phải lúc nào máy tính sử dụng nhiều dung lượng RAM cũng là điều bình thường. Nếu máy vừa lag, vừa “ăn” nhiều dung lượng RAM và đèn ổ cứng chớp liên tục thì đó là dấu hiệu cho thấy máy tính đang bị thiếu RAM rồi đấy. Lúc này, bạn nên nâng cấp thêm RAM hoặc đơn giản hơn là tắt những chương trình không sử dụng đi để giải phóng RAM.

Vì sao máy tính ngốn RAM nhiều nhưng vẫn bình thường

Sở dĩ Windows 7 8 10 yêu cầu máy tính có nhiều RAM hơn Windows XP ngày trước không phải vì nó nặng hơn, mà là vì nó cần RAM để làm bộ nhớ đệm (cache).

Tính năng này có tên là SuperFetch, giúp ghi nhớ và nạp trước dữ liệu của những ứng dụng bạn thường sử dụng vào RAM. Đến khi bạn cần thì Windows sẽ lấy dữ liệu từ trong RAM mà không cần phải tìm kiếm trong ổ cứng nên rút ngắn thời gian mở ứng dụng đi rất nhiều. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy máy chạy mượt mà hơn.

RAM

Ngoài ra, các trình duyệt web và một số chương trình khác cũng có bộ nhớ đệm riêng. Ví dụ như trình duyệt Chrome, Firefox sẽ lưu lại dữ liệu của trang web để giảm thời gian tải lại và giúp bạn lướt web nhanh hơn. Bởi vì chúng lưu quá nhiều dữ liệu nên thường bị cho là “ăn” RAM và làm lag máy thôi.

Bạn cũng không cần quá lo lắng bộ nhớ đệm sẽ làm đầy RAM nhé. Dữ liệu trong bộ nhớ đệm thường sẽ bị xóa đi mỗi khi các chương trình khác cần sử dụng RAM.

Vì vậy, bạn có để RAM trống cũng không giúp máy mượt mà hơn. Ngược lại, khi máy tính sử dụng RAM để làm bộ nhớ đệm thì còn có thể giúp cải thiện trải nghiệm của bạn nữa đấy. Khách quan mà nói người dùng không nên lo lắng quá nhiều về việc chiếc máy chạy Windows 10 sử dụng nhiều bộ nhớ RAM vì tiến trình hẹ thống trên thiết bị của bạn đã được thiết kế nhằm cố gắng luôn mang lại trải nghiệm mượt mà nhất có thể cho bạn.

RAM sinh ra là để được sử dụng nên các bạn cứ thoải mái sử dụng và đừng lo là máy sẽ lag nhé.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Ngắm nhìn ROG Zephyrus G14: laptop gaming mạnh mẽ mới nhất của ASUS

Next Post
Zanco

Chiếc điện thoại có kích thước bằng một cái USB, pin trâu lên đến 7 ngày

Related Posts