Cách giao tiếp trong Dota 2 hiệu quả – Một yếu tố quyết định chiến thắng

giao-tiep-dota-2-win

Trong một game yêu cầu sự phối hợp và tinh thần đồng đội để thắng như Dota 2, thì giao tiếp là một vấn đề quan trọng. Chẳng thế mà mới có hình phạt “Khóa mồm” giành cho những người chơi bị report vì quá toxic đấy thôi?

Từ khi Dota 2 ra mắt, IceFrog đã cung cấp cũng như cải tiến và thêm vào game nhiều phương thức giao tiếp khác nhau. Hãy cùng xem xét cách để tối ưu hóa các công cụ có sẵn này nhé!

Trong các game Dota 2 solo thông thường, người chơi thường ít khi bàn bạc với nhau về chiến thuật, dẫn đến việc không hiểu ý nhau và đánh lỗi. Chúng ta chỉ dùng chức năng chat sau khi những lỗi lầm xảy ra, để chỉ trích và trách móc đồng đội của mình. Dần dần mới dẫn đến tư tưởng “1v9” đó.

Giao tiếp trong Dota 2 – Bằng lời nói

Có lẽ đây là phương án hiệu quả, đầy đủ và an toàn nhất. Bạn có thể thông báo cho team về suy nghĩ, chiến thuật của mình qua việc chat hoặc voice chat. Nói trực tiếp còn tránh sự hiểu nhầm (thường thấy khi dùng chat wheel hay ping). Tuy vậy, có một số thứ khá là bất tiện.

  • Ngôn ngữ: Vấn đề lớn nhất của 1 game đa quốc gia, chính là trong mỗi server bao gồm nhiều quốc qua (trừ server riêng như Trung Quốc). Đặc biệt là ở SEA, khi các nước có ngôn ngữ rất khác nhau sẽ trở thành rào cản lớn.
  • Khả năng giao tiếp: Thì đâu phải ai cũng muốn nói chuyện với 4 người lạ khác trong game. Hơn nữa, có người thì nhút nhát, có người quá thẳng thắn, lại có người không thể vừa chơi game vừa tập trung vào thanh chat.
  • Sự bất đồng: Trong các team chuyên nghiệp, thường chỉ có 1 người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định và chỉ huy cả trận đấu, bởi các thành viên trong team có sự tin tưởng lẫn nhau. Còn ở các game solo rank – nơi ai cũng nghĩ mình “gánh team” – thì khó mà thực hiện được như vậy. Với cùng một tình huống, nhiều người đưa ra nhiều quyết định khác nhau dễ dẫn đến xung đột, và bạn sẽ không có đủ thời gian để thảo luận xem phương án nào là phù hợp nhất.

Một số gợi ý để giao tiếp hiệu quả là hãy bắt đầu thay đổi từ thái độ của bạn. Cố gắng động viên team nhiều hơn, dùng cấu trúc “Chúng ta nên…” thay vì “Mày phải….” hay tập trung chê bai một ai đó. Hãy tạo cảm giác vui vẻ giữa các đồng đội để bắt đầu nỗ lực cùng nhau.

Giao tiếp trong Dota 2 – Sử dụng Chat Wheel

Bên cạnh lợi thế nhanh và tiện, Chat Wheel còn có thể tự động dịch tin nhắn sang ngôn ngữ mà mỗi người chơi sử dụng. Điều này giải quyết rào cản ngôn ngữ nói trên.

Trước đây, mỗi người chơi chỉ có một chat wheel với 8 dòng tin nhắn. Với những người lười chat thì 8 lệnh luôn là quá ít. Gần đây, Valve đã mở thêm chat wheel thứ 2, tăng số sự lựa chọn lên 16 – vậy nên mọi người có thể sử dụng đầy đủ tính năng này.

Và không thể không kể đến “đặc sản” của mùa TI7 và TI8 – chat wheel có tiếng và hình. Đúng là chúng vui thật, nhưng việc giành slot để spam những câu như “It’s a disaster!”, “Eta gege” đồng nghĩa với việc mất đi những câu lệnh có ích hơn. Ngoài ra, không phải ai cũng thoải mái với việc spam chat như vậy.

Để dùng Chat Wheel hợp lý nhất, bạn nên giành một vài phút để sắp xếp lại vị trí của chúng. Hãy xem gợi ý sau đây nhé.

  • Chat Wheel thứ nhất

Mặc định là phím Y giống như Chat Wheel thời còn độc nhất, trong đây nên để các câu mệnh lệnh cơ bản cũng như các thông điệp quan trọng.

giao-tiep-dota-2-chat-wheel

  • Chat Wheel thứ hai

Tôi để phím tắt cho cái này là phím U cho tiện, dùng làm bảng phụ với các tin nhắn có nội dung thân thiện hơn. Bạn cũng có thể để các dòng chat có tiếng hoặc hình vào trong nhóm này.

giao-tiep-dota-2-chat-wheel

Giao tiếp trong Dota 2 – Sử dụng Ping Wheel

Từ bản 7.07, Valve đã thêm vào Dota 2 chức năng Ping Wheel. Có người nhận xét công cụ này là “bắt chước game khác”, có người lại thấy nó qua rắc rối và vẫn chỉ xài Ping và Alt-Ping như trước. Tôi cho rằng Ping Wheel là một chức năng tốt, nó cho phép bạn đưa ra thông tin/yêu cầu ở một vị trí cụ thể trên bản đồ.

giao-tiep-dota-2-ping-wheel

Các lệnh hiện tại của Ping Wheel bao gồm

  • Đang tới…
  • Đừng tới…
  • Đánh nhau ở…
  • Cần ward ở…
  • Team địch có ward ở…

Giao tiếp trong Dota 2 – Những công cụ khác

Tất cả các công cụ kể trên vẫn chưa đủ với một số người chơi. Đôi khi bạn sẽ cần đến những cách khác.

  • Icon hero: Ai cũng biết rằng Alt-Click vào biểu tượng hero ở trên cùng sẽ thông báo rằng hero đó đang mất tích trên bản đồ để đồng đội cẩn thận né gank. Ngoài ra, còn một lệnh hữu ích khác là Ctrl+Alt-Click để báo rằng hắn đã quay lại lane.
  • Shop: Tương tự với hero icon, icon của item trong shop cũng có 2 lệnh: Alt-Click sẽ báo rằng “Tôi sắp mua item này”, còn Ctrl+Alt-Click đưa ra lời khuyên là “Ai đó nên mua nó.”
  • Glyph: Chắc không mấy người biết Ctrl+Alt-Click vào biểu tượng Glyph (cũng như Scan) để cảnh báo đồng đội không nên sử dụng, nhưng hãy cẩn thận đừng bấm nhầm thành bật Glyph luôn nhé

giao-tiep-dota-2-glyph

Giao tiếp trong Dota 2 – Tổng kết

Tuy vậy, trong một số trường hợp mà đồng đội của bạn quá khó chịu, đừng cố làm mọi việc tệ thêm bằng cách phản ứng lại. Hãy sử dụng 2 phương án Valve đã đưa ra: Mute và Report.

Một lần nữa, Dota 2 là game đồng đội chiến thuật. Khi find solo, mọi người chơi để có mức rank xấp xỉ nhau thì yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi chính là khả năng giao tiếp và phối hợp giữa các thành viên trong team. Cố gắng bình tĩnh và kiên nhẫn sẽ là chìa khóa dẫn bạn đến +25MMR.

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
nap-fc-fo4-1

Nạp FC FO4 : Cách nạp và chi tiêu FC hiệu quả nhất

Next Post
tướng solo mạnh nhất

LMHT: Bảng xếp hạng Top 10 tướng solo mạnh nhất Đường Trên

Related Posts